Nhiều người khi bắt đầu làm website thường chỉ tập trung vào giao diện đẹp, chọn template sáng tạo mà quên mất một điều quan trọng: quy trình thiết kế website là yếu tố quyết định sự thành công.
Bạn có thể chọn sai nền tảng, làm tốn thời gian và chi phí.
Nội dung không đúng trọng tâm khiến khách hàng không hứng thú.
Website hoạt động kém vì không được tối ưu hóa ngay từ đầu
Làm website phải tốn đến 6-12 tháng nhưng chẳng đâu vào đâu
Một website hiệu quả có nghĩa là đóng góp cho doanh nghiệp của bạn nhiều hơn, “mang tiền về” cho bạn.
Bạn đã bỏ hàng tháng trời hoàn thiện website, nhưng nó không thu hút được khách hàng. Số liệu truy cập thấp, đơn hàng không tăng, và bạn không biết phải sửa lỗi từ đâu.
Để mang lại hiệu quả thì cần phải làm đúng từ bước lên ý tưởng và bắt đầu thiết kế website.
Với kinh nghiệm của mình, đặc biệt là thiết kế website cho lĩnh vực giáo dục, các doanh nghiệp B2B… thì đây là một quy trình bài bản, từng bước rõ ràng.
Đây là các lỗi thường gặp, tôi đăng facebook và nhận được nhiều sự đồng cảm
Xác định mục tiêu và đối tượng khách hàng
Một website không thể thành công nếu bạn không biết nó phục vụ ai và để làm gì. Đây là bước đầu tiên trong quy trình thiết kế website mà bạn không thể bỏ qua.
Câu hỏi cần trả lời:
Mục tiêu của website là gì?
Thu thập thông tin khách hàng (leads)?
Giới thiệu thông tin của doanh nghiệp chỉn chu và chuyên nghiệp?
Bán các khoá học trực tuyến
Đặt lịch dịch vụ Coaching, Mentor..
Đối tượng mục tiêu là ai?
Họ thuộc độ tuổi nào, nghề nghiệp gì?
Họ có nhu cầu và vấn đề gì mà bạn có thể giải quyết?
Ví dụ: Nếu khách hàng của bạn là phụ nữ từ 25-45 tuổi, quan tâm đến giá trị nội tại bên trong, bạn cần một giao diện màu sắc trung tính, tạo tin tưởng và tập trung vào nội dung thấu cảm.
Xây dựng cấu trúc Website (Website Silo Structure)
Một website không có cấu trúc rõ ràng sẽ khiến khách hàng bối rối và nhanh chóng thoát ra.
Phân tích đối thủ cạnh tranh:
Họ sử dụng những tính năng gì?
Điều gì làm website của họ thu hút khách hàng?
Xác định các trang tính năng cần thiết:
Form đăng ký dịch vụ, tư vấn
Khoá học offline, Zoom
Khoá học online
Tích hợp thanh toán (nếu bán hàng).
Lập kế hoạch cấu trúc website:
Trang chủ (Home)
Trang danh mục (Category Pages)
Trang con (Sub-pages)
Cấu trúc silo để sắp xếp thông tin logic và dễ hiểu, để hệ thống hoá nội dung trên website.
Cấu trúc website tốt giúp bạn tổ chức thông tin logic, dễ hiểu và tạo trải nghiệm liền mạch.
Dễ dàng điều hướng, tăng thời gian khách hàng ở lại website.
Giúp công cụ tìm kiếm (SEO) hiểu và xếp hạng website cao hơn.
Lên ý tưởng về thiết kế
Lên ý tưởng thiết kế là nền tảng giúp website của bạn trở nên độc đáo, phù hợp với thương hiệu và thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Một ý tưởng thiết kế tốt không chỉ làm website đẹp mắt mà còn tạo ra sự nhất quán và chuyên nghiệp, giúp thương hiệu bạn dễ dàng ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
Xác định concept tổng thể của website
Concept là ý tưởng chủ đạo dẫn dắt toàn bộ thiết kế website. Nó phải thể hiện rõ tính cách thương hiệu và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Ví dụ:
Thương hiệu thời trang cao cấp: Concept tối giản, sang trọng với màu sắc trung tính như trắng, đen và xám.
Website dành cho trẻ em: Concept vui tươi, đầy màu sắc, sử dụng nhiều hình ảnh minh họa.
Doanh nghiệp công nghệ: Concept hiện đại, năng động với giao diện phẳng (flat design) và hiệu ứng chuyển động nhẹ nhàng.
Câu hỏi cần trả lời khi xác định concept:
Thương hiệu của bạn muốn truyền tải hình ảnh gì? (Tinh tế, năng động, thân thiện, chuyên nghiệp…)
Đối tượng khách hàng của bạn thích phong cách nào?
Lựa chọn màu sắc
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải cảm xúc và thông điệp của thương hiệu.
Cách chọn màu sắc:
Dựa trên thương hiệu: Nếu thương hiệu của bạn đã có sẵn bảng màu (brand guideline), hãy sử dụng nó làm cơ sở.
Tận dụng ý nghĩa của màu sắc:
Xanh dương: Tin cậy, an toàn (phù hợp cho ngành tài chính, công nghệ).
Đỏ: Năng lượng, đam mê (phù hợp cho ngành thời trang, ẩm thực).
Vàng: Thân thiện, ấm áp (phù hợp cho ngành du lịch, gia đình).
Đen/Trắng: Sang trọng, tối giản (phù hợp cho thương hiệu cao cấp).
Gợi ý: Hãy sử dụng công cụ như Coolors.co hoặc Adobe Color để tạo bảng màu hài hòa.
Chọn font chữ phù hợp
Font chữ không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn quyết định tính dễ đọc của nội dung trên website.
Cách chọn font chữ:
Dựa trên phong cách thương hiệu:
Font serif (có chân): Sang trọng, cổ điển (phù hợp cho ngành luật, giáo dục, thời trang cao cấp).
Font sans-serif (không chân): Hiện đại, trẻ trung (phù hợp cho công nghệ, giải trí, bán lẻ).
Font script (chữ viết tay): Sáng tạo, thân thiện (phù hợp cho ngành nghệ thuật, handmade).
Đảm bảo dễ đọc:
Sử dụng tối đa 2-3 loại font chữ cho toàn bộ website (một font tiêu đề và một font nội dung).
Kích thước font nội dung nên từ 14px-16px để đảm bảo trải nghiệm người dùng.
Sử dụng các element và icon phù hợp
Các thành phần thiết kế nhỏ như icon, đường viền, hoặc hiệu ứng hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc làm website của bạn trở nên sinh động và dễ sử dụng.
Cách chọn element và icon:
Đồng bộ với concept:
Icon và element phải phù hợp với phong cách của website. Ví dụ:
Website công nghệ nên sử dụng icon tối giản, hiện đại.
Website trẻ em nên sử dụng icon minh họa, màu sắc tươi sáng.
Sử dụng bộ icon chất lượng cao:
Sử dụng các bộ icon như Font Awesome, Flaticon, hoặc Material Design để đảm bảo tính đồng bộ và chuyên nghiệp.
Hiệu ứng nhẹ:
Sử dụng hiệu ứng hover (khi rê chuột) để làm nổi bật các nút bấm hoặc liên kết.
Tránh sử dụng quá nhiều hiệu ứng vì có thể làm website chậm và kém chuyên nghiệp.
Hãy dành thời gian để lên ý tưởng thiết kế thật chi tiết trước khi bắt tay vào xây dựng website. Nếu bạn vẫn còn phân vân, hãy:
Tìm kiếm cảm hứng từ các website nổi bật trong ngành của bạn.
Sử dụng công cụ hỗ trợ thiết kế như Canva, Figma hoặc Adobe XD.
Liên hệ chuyên gia thiết kế website để được tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp.
Một website đẹp không chỉ là nơi thu hút khách hàng mà còn là công cụ giúp bạn phát triển thương hiệu và doanh thu. Hãy bắt đầu với một ý tưởng thiết kế rõ ràng và phù hợp!
Tại trang công cụ miễn phí, chúng tôi có liệt kê các công cụ cần thiết để lên kế hoạch website
Viết nội dung cho từng trang
Giao diện đẹp chỉ là phần “vỏ ngoài”, còn nội dung chính là “linh hồn” của website. Việc viết nội dung trước khi thiết kế giúp bạn:
Xác định rõ thông điệp mà website muốn truyền tải.
Đảm bảo giao diện được tối ưu hóa để làm nổi bật nội dung.
Tiết kiệm thời gian chỉnh sửa sau này vì giao diện sẽ được xây dựng phù hợp với nội dung đã có.
Những lợi ích khi viết nội dung trước:
Tránh việc thiết kế "thừa" hoặc "thiếu": Khi đã có nội dung cụ thể, bạn sẽ biết cần bao nhiêu không gian để hiển thị thông tin.
Tập trung vào mục tiêu: Nội dung hướng đến việc giải quyết vấn đề của khách hàng và thúc đẩy hành động (CTA).
Tăng khả năng chuyển đổi: Nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp khách hàng hiểu rõ giá trị bạn mang lại và dễ dàng đưa ra quyết định.
Lợi ích khi viết nội dung sớm:
Đảm bảo giao diện hỗ trợ tốt nhất cho nội dung: Thiết kế sẽ được tùy chỉnh để làm nổi bật nội dung quan trọng.
Tăng hiệu quả truyền tải thông điệp: Nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp khách hàng hiểu rõ giá trị bạn mang lại.
Tiết kiệm thời gian chỉnh sửa: Khi nội dung đã hoàn thiện, bạn sẽ không phải điều chỉnh giao diện nhiều lần.
Thiết kế website
Giờ thì bắt tay vào thiết kế website được rồi.
Khi đã chuẩn bị xong các “nguyên liệu” thì việc “xào nấu” cũng trở nên dễ dàng hơn, bạn đủ tâm trí để dành trọn thời gian cho việc thiết kế.
Khi sử dụng các nền tảng kéo thả như Webflow, Wix, Wordpess… thì đây là công đoạn bạn kéo thả, thêm tính năng hoặc cài đặt plugin tính năng cần thiết.
Nếu kỹ tính hơn, trước khi thiết kế hãy lên bản phác thảo giao diện để định hình bố cục (wireframe) trước khi thiết kế chi tiết.
Đây là công đoạn mọi người bắt đầu hay vào làm ngay mà bỏ qua các bước trên. Vì thế mọi chuyện trở nên khó khăn và tốn thời gian hơn.
Làm đẹp và tối ưu phiên bản Mobile
Khi thiết kế thường chúng ta sẽ dùng góc nhìn tổng quan để nhìn về mặt tổng thế. Vì vậy, đây là bước để làm đẹp hơn từng section và tối ưu từng trang.
Hầu hết các website hiện nay tỉ trọng xem trên thiết bị mobile đề lớn hơn 50% nên tối ưu phiên bản mobile là điều không thể bỏ qua.
Kiểm tra và xuất bản website
Một lỗi nhỏ trong thiết kế hoặc nội dung có thể làm giảm sự chuyên nghiệp và uy tín của bạn. Kiểm tra kỹ lưỡng giúp website hoạt động mượt mà và tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Đảm bảo website hoạt động ổn định, không có lỗi kỹ thuật.
Tối ưu hóa tốc độ tải trang và trải nghiệm người dùng.
Những điều cần làm:
Kiểm tra tốc độ tải trang:
Sử dụng công cụ như Google PageSpeed Insights để cải thiện tốc độ.
Kiểm tra SEO cơ bản:
Tối ưu tiêu đề trang, mô tả meta, từ khóa.
Tối ưu hình ảnh với tên file và thẻ alt.
Bật chứng chỉ bảo mật SSL: Đảm bảo website an toàn với giao thức HTTPS.
Cuối cùng, kết nối domain vào website
Và giới thiệu website với khách hàng của bạn.
Một quy trình thiết kế website bài bản không chỉ giúp bạn tạo ra một sản phẩm đẹp mắt mà còn đảm bảo website hoạt động hiệu quả, thu hút khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Ngay lúc này:
Xác định rõ mục tiêu và đối tượng khách hàng.
Áp dụng từng bước trong quy trình trên để lập kế hoạch và triển khai.
Nếu cảm thấy khó khăn, liên hệ với chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ.
Một website hiệu quả không chỉ là nơi khách hàng ghé thăm mà còn là công cụ giúp bạn chuyển đổi, bán hàng và xây dựng thương hiệu. Hãy bắt đầu làm đúng ngay từ đầu!