MỤC LỤC
===
Những ngày bắt đầu mua domain, hosting, thiết kế web cơ bản…cũng là những chuỗi ngày hoang mang vì không biết: nội dung ngách, gói dịch vụ/sản phẩm, định vị trang…
Những ngày mới bắt đầu đánh dấu bước ngoặt cho bạn, một là bỏ cuộc và hai là đi tiếp.
Đừng suy nghĩ quá nhiều trước khi bắt đầu, hãy cứ làm và rồi mọi thứ sẽ dần sáng tỏ hơn. Và đây là vài cách để bạn có thể bắt đầu ngay với Website mà chưa cần chiến lược quá hoàn hảo.
Xem Website là Portfolio (hồ sơ năng lực)
Portfolio rất quan trọng đối với cả Freelancer, Solo hay SME, đó có thể là trang cá nhân cũng có thể là trang giới thiệu doanh nghiệp biết về bạn là ai. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì “uổng phí” lắm.
Tâm lý người dùng vào Website với từng bước: đọc thông tin sơ bộ về bạn, đi tiếp qua các đường dẫn khác để tìm hiểu sâu hơn về chuyên môn và năng lực, đọc các bài viết trên trang.
Quá trình tìm kiếm này từng bước tạo dần niềm tin chuyên môn của bạn với độc giả. Cho nên, đừng chỉ dừng lại ở một vài thông tin quá chung chung, mà bạn hãy bổ sung:
Q&A: nhiều khách hàng thường hỏi hoặc nhờ bạn tư vấn điều gì, sau khi trả lời xong những câu hỏi ấy bạn có thể đóng gói thành video, mục Q&A, bài viết chi tiết xuất bản lên Website.
Đây là những tư liệu rất bổ ích để có thể tái sử dụng lần sau khi ai đó cần đến bạn câu hỏi tương tự, hoặc trước buổi meeting với khách hàng bạn đã có sẵn tài nguyên gửi cho đối tác xem.
Tạo form đăng ký nhận ebook, tài liệu: người dùng dễ dàng thấy được nguồn tài nguyên này khi vào trang chủ của website
Thiết kế landing page: mỗi website có một domain bạn có thể tạo ra nhiều subdomain (domain phụ) khác nhau cho mỗi landing page. Landing page trong thời gian đầu chỉ cần đơn giản để bạn dễ dàng gửi đi cho khách hàng/độc giả của mình nhằm giới thiệu thông tin, vừa mang tính chất truyền thông thương hiệu, vừa thu được traffic vào thời gian đầu.
***Có thể bổ sung thêm tư liệu cho học viên (tài liệu, record…) đưa lên luôn website cũng rất tiện.
Liên kết các trang Social cá nhân với Website
Ngay từ khi mới bắt đầu xây dựng Website, rất nên hoạt động tích cực trên Social Media như: Facebook, Instagram, Linkedin. Việc liên tục cập nhật về Website trên kênh social cá nhân sẽ đổ traffic về trước khi bài viết được rank top.
Dưới đây gợi ý một số cách kết nối Facebook cá nhân và Website như sau:
Chọn ra những bài viết chuyên sâu trên Social được nhiều người yêu thích, sau đó viết thành các bài chi tiết trên Blog, tối ưu SEO để khách hàng tìm thấy trên công cụ tìm kiếm.
Thường xuyên nhắc tới website trong các bài viết, để đường dẫn dưới phần bình luận để đỡ flop nhé. Huy hay làm việc này và mọi người cũng hay ngó qua website trước khi nhắn cho mình khi cần tư vấn.
Lên kế hoạch website là một phần trong chiến lược tạo sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, để đường dẫn Website ở đầu trang (trường info trên Facebook cá nhân) để người dùng dễ dàng tìm thấy khi mạng xã hội có vấn đề. Hoặc biết được Website là nơi chứa đựng nội dung chuyên sâu khi muốn hiểu rõ chủ đề ngách bạn đang hướng tới.
Website giúp bạn là chuyên gia trong ngách
Bạn là chuyên gia trong lĩnh vực của mình, vậy thì tại sao không biến website thành nơi thể hiện toàn bộ kiến thức và kinh nghiệm của bạn?
Không chỉ chuyên gia mới làm được điều này, nó áp dụng luôn cho một ngách nào đó riêng biệt. Có thể bạn đang bán sách về chủ đề tâm lý, nhà thiết kế may đo áo dài cưới…cách này vẫn áp dụng tương tự.
Hãy tưởng tượng website của bạn như một kho tài nguyên đầy đủ mọi ngóc ngách của lĩnh vực đó, nơi khách hàng có thể tìm thấy mọi thông tin họ cần về một chủ đề xoay quanh nó.
Chủ đề đi càng sâu, ngách càng nhỏ thì càng hiệu quả.
Nếu xây dựng website thành “kho tài nguyên”, khả năng traffic vào trang sẽ tốt khi bạn kết hợp kết nối với Social Medi, vì
Xây dựng uy tín: Khi khách hàng thấy rằng website của bạn chứa đựng lượng lớn thông tin hữu ích và chuyên sâu, họ sẽ tin tưởng bạn hơn và coi bạn là một chuyên gia đáng tin cậy.
Thu hút khách hàng: Nội dung chất lượng sẽ thu hút khách hàng tiềm năng đến website của bạn thông qua công cụ tìm kiếm và các kênh khác.
Tạo ra khách hàng trung thành: Khi khách hàng tìm thấy giá trị trong nội dung của bạn, họ sẽ quay lại website của bạn thường xuyên hơn và có thể trở thành khách hàng trung thành.
Hiểu sâu hơn về ngóc ngách: Càng viết và đóng gói chuyên môn, bạn sẽ thấy bản thân, chuyên phát triển rất nhanh. Càng “mài giũa” sản phẩm nhiều với công cụ là nội dung, biz của bạn ngày càng sắc bén hơn.
>>> Đọc thêm: Mô hình Topic Cluster giúp bạn là chuyên gia trong ngách
Làm thế nào để thực hiện điều này?
Xác định các chủ đề chính: Liệt kê tất cả các chủ đề quan trọng trong lĩnh vực của bạn. Ví dụ, nếu bạn là chuyên gia marketing, các chủ đề có thể bao gồm SEO, content marketing, social media marketing, email marketing, v.v.
Tạo nội dung chất lượng: Viết bài blog, quay video, tạo infographic, hoặc bất kỳ định dạng nội dung nào khác mà bạn thấy phù hợp. Điều quan trọng là nội dung phải cung cấp giá trị thực sự cho người đọc, giải quyết các vấn đề họ đang gặp phải, hoặc cung cấp thông tin hữu ích mà họ đang tìm kiếm. Ngoài ra, tính cá nhân và trải nghiệm cũng được thể hiện trong nội dung để tạo ra sự khác biệt với nội dung khác tương tự trên internet.
Tối ưu hóa SEO: Đừng quên tối ưu hóa nội dung của bạn cho công cụ tìm kiếm. Điều này sẽ giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng tìm thấy website của bạn khi họ tìm kiếm thông tin trên Google.
Cập nhật thường xuyên: Ngành nghề của bạn luôn thay đổi, vì vậy hãy đảm bảo nội dung trên website của bạn cũng được cập nhật thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn duy trì vị thế là một chuyên gia hàng đầu và luôn thu hút khách hàng mới.
Nâng cao hơn, bạn có thể vẽ lại hành trình khách hàng của mình. Trên hành trình đó, bạn dự định cung cấp nội dung hay sản phẩm nào phù hợp với các điểm chạm của khách hàng.
Sản phẩm ở đây có thể là bài blog miễn phí-có phí, ebook miễn phí – có phí, dịch vụ, chương trình mentor…Quyết định nằm ở thang sản phẩm và mục tiêu của bạn.
Ví dụ “bách khoa toàn thư” của một đơn vị bán sách tâm lý
Các chủ đề chính:
Review sách: Đánh giá chi tiết về các cuốn sách mới nhất, sách bán chạy, sách hay theo từng thể loại.
Tin tức và sự kiện: Cập nhật thông tin về các sự kiện văn học, tác giả mới, giải thưởng văn học, v.v.
Gợi ý đọc sách: Đề xuất các cuốn sách phù hợp với từng đối tượng độc giả, từng lý riêng biệt
Tác giả và tác phẩm: Giới thiệu về các tác giả nổi tiếng, các tác phẩm kinh điển, các tác phẩm mới ra mắt.
Văn hóa đọc: Chia sẻ các bài viết về lợi ích của việc đọc sách, cách tạo thói quen đọc sách, các câu lạc bộ đọc sách, v.v.
>>> Đọc thêm: Xây Website như trung tâm thương mại
Các định dạng nội dung:
Bài viết blog: Cung cấp thông tin chi tiết về các chủ đề trên.
Infographics về đúc kết những quyển sách
Trích dẫn những câu nói hay của tác giả trong các quyển sách
Càng đi sâu vào ngách, làm càng nhiều bạn sẽ có nhiều chất liệu để sáng tạo và biết cách làm cho mình trở nên khác biệt.
Bằng cách triển khai những ý tưởng này, bạn có thể biến website của mình thành một nguồn tài nguyên quý giá cho khách hàng, thu hút họ quay lại thường xuyên và giúp đỡ khách hàng giải quyết vấn đề của họ – bán có tiền.
Như ông Brian Halligan nói “Mọi người không ai muốn bị làm phiền bởi các marketer, hay là bị quấy rầy bởi các nhân viên bán hàng cả. Họ chỉ muốn nhận sự giúp đỡ mà thôi.”
Bạn có thể tham khảo kho tài nguyên về nghề freelancer phù hợp với mầm non mới nhú cho đến master https://www.freelancetofreedom.info/
Bạn thử trải nghiệm và cho Huy biết quá trình ứng dụng dưới phần bình luận này ha. Đây là bài viết nằm trong chuỗi Marketing Website, bạn vào xem để có bộ template hướng dẫn lên kế hoạch marketing từ A-Z.